Summary:
|
Lợi nhuận 2024 và sản lượng nuôi tôm đều đạt mức cao nhất trong lịch sử
Quý 4/2024, doanh thu đạt 1,365 tỷ đồng (+9% YoY) và lợi nhuận sau thuế của công ty mẹ đạt 110 tỷ đồng (+34% YoY). Lợi nhuận tăng trưởng mạnh nhờ đóng góp từ lợi nhuận tài chính 52.8 tỷ đồng (lãi tiền gửi và lãi chênh lệch tỷ giá). Năm 2024, FMC ghi nhận doanh thu thuần đạt 6,913 tỷ đồng (+35.8% YoY) và LNST đạt 423 tỷ đồng (+38.4% YoY), nhờ vào chiến lược nuôi tôm vụ nghịch, nhằm được giá bán cao khi nguồn cung thương phẩm ở mức thấp và tận dụng được giá thức ăn chăn nuôi ở giai đoạn thấp điểm. Đây là mức lợi nhuận kỉ lục trong bối cảnh hoạt động xuất khẩu tôm của toàn ngành đối mặt nhiều khó khăn. Mảng tôm: Năm 2024, công ty sản xuất 25,833 tấn (+22% YoY), tiêu thụ được 22,164 tấn (+28% YoY), giá bán ước tính tăng nhẹ ở mức 5.3%. Mảng nông sản: Công ty sản xuất được 1,040 tấn thành phẩm và tiêu thụ đạt 1,309 tấn (-4% YoY).
Vững vàng vượt sóng gió trong năm 2025
Đối với thị trường Nhật: FMC tiếp tục tập trung vào các sản phẩm chế biến sâu (đòi hỏi công nghệ chế biến và sự khéo léo) để giữ được lợi thế cạnh tranh tốt hơn so với các nguồn cung tôm giá rẻ của Ecuador, Ấn Độ, Indonesia. Đối với thị trường Mỹ: Chúng tôi kì vọng mặt hàng tôm vẫn duy trì sức cạnh tranh so với các đối thủ, khi Mỹ áp mức thuế chống trợ cấp (CVD) của tôm Việt Nam vẫn thấp hơn so với các nguồn cung khác. Cụ thể, thuế CVD đối với tôm Ấn Độ là 5.77%, thuế CVD tôm Ecuador 3.78%, cao hơn thuế CVD của Việt Nam là 2.84%. Chúng tôi dự phóng doanh thu của FMC năm 2025 đạt 8,012 tỷ đồng (+15.9% YoY) và LNST đạt 505 tỷ đồng (+19.5% YoY) nhờ: (1) nhà máy Thủy sản Sao Ta 2 và nhà máy Tam An gia tăng công suất giúp gia tăng sản lượng, (2) hoàn nhập 38 tỷ đồng thuế CBPG POR19 trích trong năm 2023 và (3) giá xuất khẩu bình quân kì vọng tăng nhẹ 2.5% YoY.
Rủi ro (1) Rủi ro tình hình thời tiết không thuận lợi, (2) Rủi ro nhu cầu yếu
|